Đặc điểm Vùng đệm

  • Vùng đệm là vùng giáp ranh giữa 2 hệ sinh thái chính, nên thường nhỏ hẹp hơn 2 hệ chính.
  • Vùng đệm nhỏ hơn 2 hệ chính, nên số lượng loài thường ít hơn.
  • Vùng đệm là vùng trung gian giữa 2 hệ sinh thái, nên tuy ít loài hơn, nhưng độ đa dạng sinh học lại cao hơn, do khả năng biến dị nội bộ các loài tăng.[3] Thêm vào đó, nó có một số đặc điểm của từng quần xã chính giáp ranh với nó và đặc điểm mà cả hai quần xã chính không có, nên thường xuất hiện các loài không hề có ở hai hệ chính, hiệu quả này gọi là tác động rìa hoặc hiệu ứng rìa (edge effects).[5], [9]
  • Vùng đệm có hệ thực vật chuyển tiếp giữa hai quần xã khác nhau, do đó kéo theo hệ động vật khác nhau. Một vùng đệm có thể tồn tại dưới dạng vành đai rộng hoặc có thể khá nhỏ; chẳng hạn như vùng đệm giữa phá với rừng, nơi hai quần xã hòa quyện với nhau thường là lớn, còn vùng đệm giữa ao với ruộng lại nhỏ.
  • Trong vùng có tác động rìa, thường gặp những loài động vật cần một khu vực trung gian để chúng thực hiện tập tính tán tỉnh (ve vãn), làm tổ hoặc tìm kiếm thức ăn.[9]
  • Vùng đệm có thể biến đổi do chính các sinh vật sống trong các hệ. Chẳng hạn, cây sậy tạo thành một vành đai như "thắt lưng" quanh hồ ôn đới (hình 3). Quần thể sậy luôn có xu hướng phát triển, tích lũy chất hữu cơ và kết quả là có thể "xâm lược" hệ sinh thái hồ.